
Đau ngực: Những nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua
Đau ngực là một tình trạng nhiều người gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe, thậm chí cả những bệnh lý nguy hiểm. Việc nhận biết nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Cùng Sebbin tìm hiểu qua nội dung bên dưới.
Đau ngực là dấu hiệu gì? Ngực bị đau có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc nhức ngực là hiện tượng gì và có nguy hiểm không. Thực tế, nhức ngực hoặc đau trước ngực là cảm giác khó chịu, đau vùng ngực. Cơn đau có thể xuất hiện với cường độ và tần suất khác nhau, biểu thị nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, thậm chí là những bệnh lý nghiêm trọng. Thông thường, hiện tượng đau ngực sẽ kéo dài chỉ trong vài phút. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cơn đau ở ngực có thể kéo dài đến vài giờ khiến người bệnh căng thẳng, khó thở. Vị trí xảy ra đau cơ ngực có thể nằm ở ngực trái, một số người lại hay bị đau nhói ở ngực phải, ngực giữa, ngực trên hoặc dưới. Mặt khác, cơn đau có thể lan tỏa đến vùng hàm, cổ hoặc cánh tay.
Đau ngực là cảm giác khó chịu, đau vùng ngực.
Nguyên nhân gây tức ngực là gì?
Thực tế, đau ngực có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, tùy theo nguyên nhân và triệu chứng, dấu hiệu đau ngực có thể là lời cảnh báo nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Ngực đau do liên quan tim mạch
Người bị đau ngực do liên quan tim mạch thường bắt nguồn từ 4 nguyên nhân bệnh lý sau:
- Nhồi máu cơ tim: Tình trạng tắc nghẽn động mạch vành, gây đau thắt ngực dữ dội, khó thở, và cảm giác buồn nôn.
- Đau thắt ngực: Gây ra cảm giác ép chặt ở ngực, chóng mặt, và khó chịu.
- Viêm cơ tim: Biểu hiện đau ngực nhẹ, khó thở, và phù chân
- Bóc tách động mạch chủ: Đây được xem là tình trạng nguy hiểm, gây đau đột ngột và dữ dội, thường lan đến cánh tay hoặc cổ.
Ngực đau có thể liên quan đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Đau tức ngực liên quan tiêu hóa
Nhiều người thắc mắc đau lòng ngực là bệnh gì mà lại liên quan đến hệ tiêu hóa. Thực tế, việc suy giảm sức khỏe hệ tiêu hóa cũng là 1 trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến đau cơ vùng ngực. Cụ thể như sau:
- Ợ nóng: Thường xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh dẫn đến đau rát ở vùng ngực, có thể lan dài đến bụng.
- Rối loạn thực quản: Có thể bao gồm các tình trạng trào ngược dạ dày, co thắt thực quản, gây khó nuốt và tức ngực thường xuyên.
- Vấn đề về túi mật và tuyến tụy: Sỏi mật hoặc viêm tụy có thể là nguyên nhân gây đau bụng, sau đó lan nhanh đến ngực, gây nôn và sốt.
Đau ngực liên quan cơ bắp và xương
Một số tình trạng liên quan cơ bắp và xương cũng có thể dẫn đến những cơn đau ngực nguy hiểm.
- Viêm sụn sườn: Gây ra cảm giác đau nhói ở vùng ngực, thường lan ra phía lưng.
- Đau cơ ngực: Kéo theo tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức khỏe tinh thần, căng cơ kéo dài.
- Chấn thương vùng xương sườn: Khi cử động hoặc hít thở sâu sẽ gây cảm giác đau dữ dội.
Đau ngực liên quan đến hô hấp
Nhức ngực là dấu hiệu gì và có liên quan đến hô hấp hay không? Có thể nói rằng, một số nguyên nhân liên quan đến hô hấp cũng góp phần thúc đẩy các cơn đau ngực xảy ra nhiều và nghiêm trọng hơn.
- Thuyên tắc phổi: Gây khó thở, đau ngực khi vận động. Một số trường hợp có thể ho ra máu.
- Viêm màng phổi: Cơn đau ngực khởi phát dữ dội khi thở hoặc ho, thường kèm theo khó thở.
- Phù phổi cấp: Gây suy hô hấp nặng, khó thở và ho ra máu.
Một số nguyên nhân liên quan đến hô hấp cũng góp phần thúc đẩy các cơn đau ngực xảy ra nhiều và nghiêm trọng hơn.
Đau ngực liên quan đến nâng ngực
Đau ngực liên quan đến nâng ngực bằng túi ngực cũng là yếu tố chị em cần quan tâm. Thực tế, việc phẫu thuật nâng ngực không an toàn có thể xảy đến một số biến chứng như:
- Co thắt bao xơ: Gây đau mạn tính đồng thời thay đổi hình dáng bầu ngực.
- Vỡ túi ngực: Gây kích ứng, hình thành sẹo.
- Nhiễm trùng: Gây đau nhức dữ dội, có thể dẫn đến hoại tử.
- Sưng, đau nhức vùng ngực: Thường xuyên cảm thấy đau quanh khu vực phẫu thuật và quầng vú. Tình trạng này đi kèm với biểu hiện máu tụ, sưng tấy, bầm tím,…
Do đó, ngoài việc lựa chọn một cơ sở, bệnh viện thẩm mỹ uy tín, tay nghề bác sĩ có chuyên môn cao, chị em phụ nữ cũng cần chú ý đến thương hiệu túi ngực an toàn, chất lượng. Sebbin là thương hiệu có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất túi ngực. Với tiêu chuẩn chất lượng đạt chuẩn FDA, túi ngực Sebbin được ghi nhận đảm bảo an toàn từ nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Bên cạnh đó, tỷ lệ biến chứng được CE Châu Âu kiểm định đạt 0% – thấp nhất so với các thương hiệu túi ngực khác trên thị trường hiện nay.
Cần làm gì khi bị tức ngực?
Nhiều người có tâm lý chủ quan, nghĩ rằng cơn đau ngực chỉ là biểu hiện bình thường và sẽ nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, tình trạng đau tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo trước một cơn đau tim, đột quỵ hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác sắp diễn ra. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau ngực dữ dội, kéo dài hoặc cảm giác ngực bị siết chặt.
- Cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, loạn nhịp tim, khó thở.
- Cơn đau ngực dần lan tỏa đến các bộ phận khác như hàm, cánh tay, giữa xương bả vai.
- Từng có tiền sử chẩn đoán mắc bệnh lý nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim.
Tổng kết
Đau ngực là một hiện tượng không nên chủ qua, do có thể xuất phát từ các vấn đề tạm thời đến các bệnh lý nghiêm trọng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, các dấu hiệu cảnh báo và hướng xử trí kịp thời sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro xảy đến cho sức khỏe. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tìm đến sự hỗ trợ y tế khi cần thiết. Hãy chủ động tham khảo các bài viết cùng chủ đề tại chuyên mục Tin tức & Sự kiện của Sebbin để bảo vệ sức khỏe toàn diện nói chung và vùng ngực nói riêng một cách an toàn, hiệu quả.